Chúng ta đã quen với các kết cấu mặt đường & vỉa hè loại kín
và nước mưa sẽ tạo dòng chảy mặt về các vị trí thu gom nước (cửa thu trên bó
vỉa) ra các cống ngầm và đổ ra sông. Với kết cấu kiểu này, có thể thấy rằng
trong các đô thị mật độ cao, lượng nước do mưa chảy tạo dòng chảy trên mặt đến
95%, do vậy cần một hệ thống thoát nước lớn, thực tế chỉ phục vụ trong một
khoảng thời gian ngắn trong năm (mấy tháng mùa mưa)
Sơ đồ thể hiện sự thay đổi dòng chảy mặt và dòng thấm tự nhiên
Một cách tiếp cận khác mà các nước phát triển đã áp dụng để giải
quyết vấn đề này là áp dụng hệ thống lát mặt có thể cho phép nước mưa thấm
xuống và lưu trữ tạm lại dưới đáy lớp lát mặt, để từ từ thấm vào nền đất bên
dưới hoặc được dẫn ngang đến các vị trí trữ nước.
Để làm lớp lát mặt thấm nước có nhiều vật liệu được sử dụng: hoặc bê tông nhựa rỗng, bê tông xi măng loại xốp thoát nước hoặc các vật liệu địa kỹ thuật bằng HDPE chèn bằng cốt liệu đá hoặc sỏi đồng kích cỡ.
Để làm lớp lát mặt thấm nước có nhiều vật liệu được sử dụng: hoặc bê tông nhựa rỗng, bê tông xi măng loại xốp thoát nước hoặc các vật liệu địa kỹ thuật bằng HDPE chèn bằng cốt liệu đá hoặc sỏi đồng kích cỡ.
Gạch tự chèn bằng bê tông có khả năng thấm nước (Concrete Block Permeable Paving-CBPP)
Gạch đất nung tự chèn co khe hở thấm nước
Bê tông nhựa độ rỗng cao
Bê tông xi măng loại rỗng thoát nước
Lớp phủ bằng vật liệu keo resin có độ rỗng cao quanh các gốc cây
Kết cấu gạch có lỗ trồng cỏ và thấm nước ở các bãi đỗ xe
Kết cấu khung HDPE chèn đất trồng cỏ hoặc vật liệu thoát nước
Dưới đây quangdn xin giới thiệu loại kết cấu bằng gạch tự chèn bê
tông đúc sẵn, có tính năng thoát nước, là kết cấu khả thi áp dụng được một cách
hiệu quả ở điều kiện Việt Nam, cho nhiều hạng mục như vỉa hè, mặt đường, bãi đỗ
xe, công viên...
Hệ thống kiểu 1: Thoát nước thẳng đứng hoàn toàn
Hệ thống kiểu 2: Một phần thấm thẳng đứng, một phần được dẫn ngang đến các vị trí trữ nước
Hệ thống kiểu 3: Hoàn toàn không cho nước thấm
phía dưới, chỉ thoát ngang về nơi chỉ định
Hệ thống này thường được áp dụng ở các khu vực có hiện tượng nước
bị ô nhiễm, cần thu gom về xử lý trước khi hoàn trả về môi trường, hoặc ở những
nơi khan hiếm nước, khi đó nước thu thập lại có thể xem là nước chưa sạch (grey
water) nhưng có thể sử dụng cho một số mục đích khác như tưới cây, rửa xe....
Cấu tạo điển hình của lớp phủ mặt thoát nước
Tại Đà Nẵng, nơi địa chất nền đất nhiều khu vực là cát, việc áp dụng các kết cấu này một cách đúng cách và phù hợp sẽ đem lại giá trị rất lớn:
1. Giải quyết được một phần thoát nước khi mưa lớn, vì không thể
cứ tăng khẩu độ cống thoát nước lên.
2. Tiết kiệm được kinh phí cho phần hệ thống thoát nước.
3. Giữ được độ ẩm của nền đất và không khí trong khu vực, tạo sự
mát mẻ, thuận lợi cho cây cỏ phát triển
4. Với kết cấu mặt đường bằng gạch tự chèn, nếu được thiết kế tối ưu sẽ rẻ hơn so với giải pháp bê tông nhựa, do tải trọng và lưu lượng xe trong khu dân cư không lớn lắm và đa số phải dùng kết cấu phủ mặt BTN với chiều dày tối thiểu theo quy trình thiết kế áo đường mềm.
Việc xem xét lựa chọn một vị trí trong các khu bị ngập úng có địa
chất là nền cát hoặc một khu đô thị mới trên nền cát để xem xét làm thực nghiệm
là một việc nên làm ngay trong mùa mưa này. Có thể bắt đầu bằng việc thay kết
cấu vỉa hè kín bằng kết cấu thấm nước như nêu rên, đồng thời bổ sung các miêng
thu nước ở mép đường sao cho nước trên mặt đường ngoài việc vào các cửa thu còn
có khả năng thấm xuống nền vỉa hè bên dưới (sẽ đặc biệt hiệu quả nếu nền là cát
thoát nước tốt). Sau khi có số liệu cụ thể, sẽ xem xét đưa vào thiết kế thí
điểm ở các khu định cư mới, đồng bộ từ mặt đường, vỉa hè, công viên, bãi đỗ
xe....
Theo bachkhoadanang.net
xem thêm:http://www.phudien.vn/kien-thuc/kien-thuc-xay-dung/ket-cau-mat-duong-va-via-he-tham-nuoc.html
No comments:
Post a Comment