Biến đổi khí hậu gây ra một loạt các hậu quả khôn lường đối với cuộc sống của con người, thế nhưng ít ai biết rằng, biến đổi khí hậu còn là "kẻ thù" của mọi quốc gia khi đe dọa tới cả an ninh quốc tế (International Security).
Các hoạt động của con người đang khiến Trái Đất nóng dần lên, gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu đáng lo ngại. Ảnh: Internet.
Nhiều quốc gia đang dần xem biến đổi khí hậu là "kẻ thù" nguy hiểm với an ninh quốc gia
Các chuyên gia an ninh (Security expert) đã nhận biết được 9 mối nguy hiểm mà biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với an ninh quốc tế.
Những mối nguy hiểm này được phát hiện bởi rất nhiều tác giả tới từ Trung tâm về Khí hậu và An ninh (CCS), Dự án An ninh Mỹ, Đại học Carnegie Mellon, Sáng kiến An Ninh Hành tinh (PSI).
Đã đến lúc, con người nhận thức đúng đắn về sự nguy hiểm của sự biến đổi khí hậu và đưa nó vào chiến lược quốc gia để có thể tìm ra giải pháp đối phó với kẻ thù đáng sợ này. Đây không phải là vấn đề an ninh mỗi quốc gia mà mang tầm quốc tế. Tất cả các quốc gia cần phải chung tay trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu này.
Hội đồng tình báo quốc gia (National Intelligence Council – NIC) của Mỹ còn nêu lên những vấn đề mà biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với anh ninh quốc gia này như biến động chính trị, làn sóng di cư, an ninh nguồn nước, lương thực hay thậm chí cả khủng bố.
Caitlin Werrell - đồng chủ tịch của Trung tâm về Khí hậu và An ninh đồng thời là người biên tập của báo cáo trên cho biết: "Những mối nguy này có thể đại diện cho một sự thách thức nghiêm trọng tới an ninh quốc tế ."
9 MỐI NGUY TỪ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐE DỌA ĐẾN LOÀI NGƯỜI
Các mối nguy được sắp xếp theo thứ tự có liên quan đến nhau.
1. Băng tan ở Nam Cực và Bắc Cực gây nước biển dâng cao
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ tới 2 cực đầu tiên, mà băng tan chính là những dấu hiệu đấu tiên mở ra hàng loạt các hệ quả đáng sợ khó lường.
Mực nước biển dâng do băng tan ở Nam Cực sẽ là mối đe dọa với nhân loại, mặc cho những nỗ lực nhằm chống lượng khí CO2 phát thải ra môi trường của các quốc gia, giờ đây người ta không thể phủ nhận các khối băng này đang dần biến mất.
Băng ở Nam Cực chiếm tới 4/5 tổng diện tích lượng băng bao phủ trên toàn cầu, không những thế nếu lượng băng ở hai cực tan hết sẽ làm nước biển dâng cao 60m!
Sự ấm lên toàn cầu còn thúc đẩy tốc độ tăn băng so với quá trình tạo băng, trong đó tốc độ băng tan ở Bắc cực đang diễn ra với tốc độ gấp đôi so với bất cứ nơi nào khác.
2. Các tuyến đường giao thông huyết mạch bị đứt gãy (Disrupted Strategic Trade Routes)
Nhiều tuyến đường giao thông trên biển sẽ bị "đứt gãy" do băng tan. Ảnh Internet.
Hiện tượng băng tan hay đứt gãy và trôi ra biến cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm đối với các con tàu (như thảm họa Titanic) hay làm cản trở các con đường giao thông trên biển.
Băng tan nhanh sẽ phát sinh nhiều tuyến đường vận tải cần bảo vệ, nhiều tuyến đường trên biển có thể bị băng làm tê liệt hay những mối nguy hiểm do băng trôi sẽ đe dọa tới giao thông của nhiều quốc gia.
Điều này sẽ phát sinh thêm những tuyến đường vòng thay thế tuyến đường cũ, hơn nữa băng tan còn làm cho nhiều vũng bị ngập nước ảnh hưởng đến giao thông, thương mại.
3. Xung đột trong ngư nghiệp (Conflict Over Fisheries)
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới hệ sinh thái biển như làm tăng nhiệt độ nước, tăng độ axit hóa nước biển dẫn tới sự khan hiếm nguồn tài nguyên biển có thể dẫn tới sự xung đột giữa các quốc gia.
Thực tế, sự phân bố cá, năng suất của các loài cá biển, cá sông đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Xâm nhập mặn còn khiến ngành ngư nghiệp nước ngọt bị ảnh hưởng trầm trọng.
Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản vốn đóng vai trò rất lớn trong an ninh lương thực có thể bị đe dọa và dẫn tới an ninh quốc gia bị tác động.
Sự cạn kiệt nguồn cá, biến đổi khí hậu khiến các loài cá phân bố ở một khu vực nhất định khiến cho nhiều quốc gia tranh chấp trong việc tiếp cận nguồn hải sản.
4. Xung đột nguồn nước (Conflict Over Melting Water Towers)
Biến đổi khí hậu làm suy yếu sức mạnh của một quốc gia thông qua tác động tới địa hình địa lý làm tăng sự khô hạn gây thiếu nước sạch, nước nông nghiệp, thủy điện bị tác động nghiêm trọng dẫn đến suy yếu kinh tế.
Quang cảnh người dân chen nhau lấy nước ở Ấn Độ. Ảnh: Timesofindia.indiatimes.com
Học giả Thomas Homer-Dixon dự đoán trong nghiên cứu của mình rằng biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ lên xã hội (nhất là các quốc gia có sự bùng nổ dân số mạnh) mà nguồn tài nguyên lại càng dần cạn kiệt không đáp ứng được.
Khung cảnh người dân làng Natwarghad tập trung quanh một giếng nước cạn ở phía tây bang Gujarat, Ấn Độ (hình trên) có thể khiến bạn phải giật mình về thực trang đang diễn ra ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
Báo cáo về Darfur của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho thấy nguyên nhân góp phần gây bất hòa, chia rẽ dân tộc là do thay đổi trong hệ sinh thái, mà biến đổi khí hậu là phủ phạm gián tiếp.
Suy giảm nguồn nước, hạn hán, mất mùa... khiến xung đột nảy sinh ngày càng nhiều.
5. Thương mại quốc tế bị ảnh hưởng
Biến đổi khí hậu đã làm giảm GDP toàn cầu tới 20% (theo thống kê của các tổ chức quốc tế), đây là mức thiệt hại vô cùng lớn (lớn hơn tổng tổn thất của 2 cuộc thế chiến và Đại suy thoái vào những năm 1930.
Những cây trồng chiến lược như cà phê sẽ bị tác động mạnh gây ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 19 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc diễn ra vào mùng 1 đến mùng 2 tháng 6 tại thủ đô Brussels (Bỉ) cũng xoay quanh vấn đề thương mại và biến đổi khí hậu cho thấy tầm quan trọng trong việc nhận thức về mối nguy hại của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững giữa các quốc gia.
6. Dịch bệnh (Pandemics)
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho biết mỗi năm có tới 300.000 người chết, 325 người bị ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu. Nắng nóng còn là điều kiện cho các dịch bệnh bùng phát.
Không những thế, biến đổi khí hậu còn làm tình trạng dịch bệnh thêm tồi tệ với sự thay đổi hệ sinh thái, làm xuất hiện nhiều căn bệnh lạ như bệnh Zoonotic.
Biến đổi khí hậu cùng sự phá rừng của con người ở Malaysia khiến dơi và quạ mang theo virus lạ paramyxo hay virus Nipah gây ra bệnh viêm não làm cho 283 trường hợp mắc, 105 người chết.
Tình trạng di cư của động vật (nhất là các sinh vật mang virus lây bệnh sang người như chim, dơi...) và con người do biến đổi khí hậu cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
7. Làn sóng di cư tăng mạnh (Increased Displacement and Migration)
Mất mùa do thiên tai và hạn hán sẽ tạo nên các khủng hoảng của làn sóng di cư. Báo cáo của của Viện Hàn lâm Khoa học và trích dẫn từ nhà khoa học Mỹ Francesco Femia chỉ ra rằng:
Từ năm 2006 đến 2011, nhiều nơi ở Syria hứng chịu các đợt hạn hán khắc nghiệt khiến nước sạch và lương thực khan hiếm, điều này càng thúc đẩy đói nghèo, xung đột làn sóng di cư sang các quốc gia Tây Âu và điều này sẽ còn lan rộng sang châu Phi.
Những dòng người tị nạn ngày càng nhiều hơn. Ảnh Internet.
Thành viên cao cấp tại Trung tâm cho nhóm chính sách Tiến bộ Mỹ ở Washington (Mỹ) - Michael Werz còn cho biết chính sự gia tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính mới là thủ phạm gây ra làn sóng di cư sang châu Âu lớn nhất từ trước tới nay.
8. Mối nguy hiểm gián tiếp từ hạt nhân (Enhanced Nuclear Risks)
Nước Mỹ từng lo sợ thảm họa hạt nhân khi siêu bão Sandy kéo đến có thể phá hủy 9 nhà máy điện hạt nhân hay câu chuyện 2 nhà máy điện hạt nhân ở đảo Honshu Nhật Bản bị mất điện khi bão đổ bộ là lời cảnh cáo mà biến đổi khí hậu dành cho nhân loại.
9. Biến mất quốc gia (Disappearing Nations)
Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều khu vực. Ảnh occupy.com
Biến đổi khí hậu có khả năng làm biến mất cả một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có độ cao so với mực nước biển thấp.
Nhiều quốc gia có dân số lớn như Trung Quốc, Philippines, Ai Cập và Indonesia đang đứng trước nguy cơ nước biển dâng cao. Chỉ riêng Trung Quốc và Philippines cũng đã có hơn 64 triệu người sống ở khu vực có độ cao chỉ hơn mực nước biển có 1m.
Hơn nữa thiên tai, lũ lụt, lốc xoáy và các cơn bão, lỗ khoan thủy triều còn đe dọa tới an ninh của quốc gia này hằng năm.
Bài viết dịch từ các nguồn:
Climateandsecurity.org, Planetarysecurityinitiative.org,Environmentalpeacebuilding.org
No comments:
Post a Comment