Công nghệ vật liệu mới HRB - giải pháp mới cho đường giao thông nông thôn - Hạ tầng xanh - Green infrastructure

Hạ tầng xanh - Green infrastructure

Diễn đàn thông tin các giải pháp hạ tầng xanh nhằm phát triển đô thị bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu


Sunday, 30 September 2018

Công nghệ vật liệu mới HRB - giải pháp mới cho đường giao thông nông thôn

Với nguyên liệu sản xuất hoàn toàn được khai thác tại Việt Nam (tro bay từ nhà máy nhiệt điện, xi măng, các loại muối khoáng...) công ty TNHH Phú Thiện Phát đã sản xuất thành công vật liệu HRB. Đây là loại vật liệu được xem là giải pháp khả thi với ưu điểm không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn thân thiện với môi trường.

Thông thường xây dựng đường giao thông khắp các ngõ ngách từ nông thôn tới thành thị đều sử dụng lớp cấp phối đá dăm phía dưới làm nền móng, do vậy mất rất nhiều công sức vận chuyển, tiêu tốn nhiều thời gian và còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái.
Để khắc phục tình trạng này thay vì dùng đá dăm nổ từ các mỏ và nghiền nhỏ, HRB trộn trực tiếp với đất thải ngay tại công trình tạo ra một nền móng vững chắc, cho các con đường nhựa hay bê tông xi măng. Với các đường giao thông nông thôn, giải pháp này có thể thay thế đường nhựa hay bê tông xi măng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Được biết HRB là một vật liệu kết dính thủy hóa đường như xi măng và vôi nhưng có những tính chất hóa học đặc biệt, cho phép nó kết dính trực tiếp với đất tạo ra nền móng bền vững. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu HRB gia cố đất góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường do tận dụng được các nguồn vật liệu địa phương (đất, cát, phế thải xây dựng, phế thải lò gạch...).
Theo Anh Bình, giám đốc Công ty TNHH Huyền Dương - một trong những công ty thi công vật liệu này cho biết: Trong thời gian qua công ty đã thi công rất nhiều công trình giao thông nông thôn ở các tỉnh và thấy rằng, HRB là một vật liệu tốt, rất phù hợp với điều kiện nắng nóng mưa nhiều như Việt Nam. Bên cạnh đó HRB rất dễ thi công và phù hợp với tất cả các loại đất ở các vùng miền như đất đỏ bazan, đất đồi, cát và đặc biệt là đất phù xa một loại đất rất khó làm nhưng đều thi công được. Anh Bình nhận định, trong thời gian tới các con đường GTNT sẽ sử dụng phổ biến vật liệu này, bởi dùng đá làm lớp cấp phối đường còn có nhiều hạn chế trong khi đó thi công HRB nhanh hơn, chi phí rẻ hơn và thi công đơn giản hơn.
Do tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình đến nay đã có rất nhiều công trình GTNT tại các tỉnh thành trong cả nước đã sử dụng HRB như: Hải Dương, Sơn Tây, Nghệ An, Nam Định, Đồng Nai, Sơn La...

kientrucvietnam

No comments:

Post a Comment