Xu hướng áp dụng hạ tầng xanh trong phát triển đô thị - Hạ tầng xanh - Green infrastructure

Hạ tầng xanh - Green infrastructure

Diễn đàn thông tin các giải pháp hạ tầng xanh nhằm phát triển đô thị bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu


Thursday, 25 April 2019

Xu hướng áp dụng hạ tầng xanh trong phát triển đô thị



   Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ trái đất tăng dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI  so với thời kỳ tiền công nghiệp. Cùng hơn 170 quốc gia, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

    Hiện nay Chính phủ đang giao cho các Bộ, ngành Xây dựng chương trình hành động ứng phó với BĐKH theo từng ngành, từng lĩnh vực. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia hiện đang phối hợp cùng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng và tổ chức Habitat để xây dựng chương trình này, trong đó phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH với mô hình phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.

1.      Hạ tầng xanh là gì?

    Trên thế giới, có một số định nghĩa về hạ tầng xanh. Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều người chấp nhận như sau: “Thiên nhiên có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ quan trọng đối với cộng đồng bằng cách bảo vệ họ chống lại lũ lụt hoặc nhiệt độ tăng cao, giúp cải thiện không khí, đất và nước. Khi thiên nhiên được khai thác bởi con người và được sử dụng như một hệ thống cơ sở hạ tầng thì nó được gọi là “cơ sở hạ tầng xanh”.

    Như vậy, trên khía cạnh hạ tầng cấp thoát nước, có thể hiểu “cơ sở hạ tầng xanh” là một cách tiếp cận để quản lý nguồn nước, bảo vệ, phục hồi, hoặc bắt chước các chu trình tự nhiên của nước. Các khía cạnh hạ tầng khác được hiểu là các giải pháp giúp cải thiện không khí, bảo vệ môi trường và ứng phó với các tai biến thiên nhiên. Vì vậy, cơ sở hạ tầng xanh mang lại các hiệu quả kinh tế, tăng cường tính an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Cơ sở hạ tầng xanh có thể gặp ở nhiều quy mô, dưới nhiều hình thức:

-Cơ sở hạ tầng xanh kỹ thuật trong đô thị.
-Hạ tầng giải quyết các vấn đề năng lượng hoặc sinh thái.
-Hạ tầng nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trong quá trình đô thị hóa.

2.  Các lợi ích từ hạ tầng xanh

    Thay thu gom nước mưa bằng tăng cường thấm tự nhiên sẽ bổ sung cho nguồn nước ngầm. Nước được lưu giữ giúp hệ sinh thái phát triển.

    Hạ tầng xanh tại các đô thị có thể thu gom được trên 90% nước chảy tràn trên đường phố, từ đó chuyển hướng nước mưa ra khỏi cơ sở hạ tầng truyền thống (hệ thống cống bê tông cốt thép) và tạo điều kiện để tái sử dụng.

    Các đường phố có bóng mát đòi hỏi các ứng dụng tái tạo bề mặt ít hơn 40% so với đường không có bóng mát. Lát nền bằng vật liệu thấm, sáng màu có thể được sử dụng cho đường phố cấp thấp, bãi đỗ xe, ngõ phố, vỉa hè, sân bãi…, vì vào ban ngày bề mặt hấp thụ nhiệt và bức xạ nó vào ban đêm, nếu sử dụng vật liệu lát nền sáng màu thì có thể làm giảm lượng nhiệt giữ lại, cùng với cây xanh đường phố tạo bóng để giữ mát đường phố, tăng khả năng thấm cho bề mặt. Nhờ đó kết cấu bề mặt ít nứt do biến động nhiệt độ và giảm hiệu ứng đảo nhiệt.

    Cây xanh đô thị có thể kiểm duyệt vi khí hậu tốt hơn bằng cách cung cấp bóng râm, giảm hiệu ứng đảo nhiệt, làm tăng sự thoải mái của người dân và giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Cây cũng cô lập và lưu trữ carbon trong khí quyển, lá của chúng cho phép thoát hơi nước và lọc ô nhiễm từ không khí.

3. Làm thế nào để phát triển hạ tầng xanh?

Một số giải pháp hạ tầng xanh phổ biến được áp dụng tại các nước trên thế giới như:

- Trồng cây và khôi phục vùng đất ngập nước, thay vì xây dựng một nhà máy xử lý nước mới tốn kém.
- Lựa chọn hiệu quả nguồn nước thay vì xây dựng một đập nước mới.
- Khôi phục lại vùng lũ thay vì xây dựng những con đê cao.
- Kết hợp môi trường tự nhiên và hệ thống kỹ thuật để cung cấp nước sạch, bảo tồn các giá trị chức năng của hệ sinh thái, cung cấp các lợi ích cho cộng đồng.

Các giải pháp cơ sở hạ tầng xanh có thể được áp dụng trên các quy mô khác nhau:

      + Ở cấp địa phương, cơ sở hạ tầng xanh bao gồm: Vườn mưa, vỉa hè thấm, mái nhà màu xanh lá cây, cây và hộp cây, và các hệ thống thu nước mưa.
      + Ở quy mô lớn hơn, việc bảo tồn và phục hồi cảnh quan thiên nhiên (như rừng, đồng bằng ngập nước và đất ngập nước) là những thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xanh.
- Tàu điện (MRT)
- Xe buýt nhanh (BRT)
- Xe đạp và các phương tiện cá nhân không sử dụng năng lượng hóa thạch.
- Các loại phương tiện sử dụng khí nén CNG (chi phí chỉ bằng khoảng 50% so với dùng xăng dầu nhưng lại giảm thiểu tới 35% khí hydro carbon, 62% oxide, 9% carbon oxide…thải ra môi trường).
- Giải pháp đối với thoát nước mưa và các công trình HTKT khác:
- Tăng hệ số thấm bề mặt, cũng có nghĩa là giảm độ che phủ bằng vật liệu cứng: Sử dụng kết cấu mương thoát nước tự nhiên 2 bên đường giao thông (đặc biệt là tại các khu vực dân cư nông thôn, khu du lịch, công nghiệp…)
- Tăng cường bề mặt thấm hút cho công trình giao thông đô thị (vỉa hè, bãi đỗ xe…); Làm chậm dòng chảy, tăng cường thấm hút, bay hơi trong quá trình tập trung dòng chảy nước mặt tại các khu vực xây dựng.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh, mương thoát nước.
- Tăng cường lưu trữ nước mặt: Tạo các hồ nhằm điều hòa lượng nước khi mưa và tái sử dụng nước cho các mục đích sản xuất, hoạt động đô thị (tưới cây, rửa đường). Tận dụng các khu vực trũng, các khu bán ngập để lưu chứa nước mưa tạm thời (tăng cường khả năng giữ nước trên bề mặt khu vực).
- Tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước bằng các hệ sinh thái tự nhiên (cho nước thải sinh hoạt và du lịch).
- Lưu trữ nước mưa để hỗ trợ phục vụ cấp nước (cho các điểm dân cư phân tán cũng như hỗ trợ cho các khu vực đô thị chưa có điều kiện cấp nước tập trung).
- Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo cho các dịch vụ công cộng đặc biệt là chiếu sáng đô thị.
- Ứng dụng các giải pháp kè chống sạt lở xanh như: trồng cỏ “venti-ver” trong các khu dịch vụ du lịch cũng như trong đô thị.

4.  Kết luận

      Sử dụng hạ tầng xanh trong phát triển đô thị là một trong các giải pháp ứng phó với BĐKH, đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của một quốc gia, một ngành hay một lĩnh vực. Có nhiều giải pháp ở nhiều cấp độ khác nhau và theo các quá trình đòi hỏi cả cộng đồng cùng chung tay.
      Vì vậy phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành xây dựng. Giải pháp hạ tầng xanh là thành phần của Đô thị xanh – Đô thị phát triển bền vững.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ trái đất tăng dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI  so với thời kỳ tiền công nghiệp. Cùng hơn 170 quốc gia, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
    Hiện nay Chính phủ đang giao cho các Bộ, ngành Xây dựng chương trình hành động ứng phó với BĐKH theo từng ngành, từng lĩnh vực. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia hiện đang phối hợp cùng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng và tổ chức Habitat để xây dựng chương trình này, trong đó phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH với mô hình phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.

1.   Hạ tầng xanh là gì?

    Trên thế giới, có một số định nghĩa về hạ tầng xanh. Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều người chấp nhận như sau: “Thiên nhiên có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ quan trọng đối với cộng đồng bằng cách bảo vệ họ chống lại lũ lụt hoặc nhiệt độ tăng cao, giúp cải thiện không khí, đất và nước. Khi thiên nhiên được khai thác bởi con người và được sử dụng như một hệ thống cơ sở hạ tầng thì nó được gọi là “cơ sở hạ tầng xanh”.

    Như vậy, trên khía cạnh hạ tầng cấp thoát nước, có thể hiểu “cơ sở hạ tầng xanh” là một cách tiếp cận để quản lý nguồn nước, bảo vệ, phục hồi, hoặc bắt chước các chu trình tự nhiên của nước. Các khía cạnh hạ tầng khác được hiểu là các giải pháp giúp cải thiện không khí, bảo vệ môi trường và ứng phó với các tai biến thiên nhiên. Vì vậy, cơ sở hạ tầng xanh mang lại các hiệu quả kinh tế, tăng cường tính an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Cơ sở hạ tầng xanh có thể gặp ở nhiều quy mô, dưới nhiều hình thức:
- Cơ sở hạ tầng xanh kỹ thuật trong đô thị.
- Hạ tầng giải quyết các vấn đề năng lượng hoặc sinh thái.
- Hạ tầng nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trong quá trình đô thị hóa.

2.  Các lợi ích từ hạ tầng xanh

    Thay thu gom nước mưa bằng tăng cường thấm tự nhiên sẽ bổ sung cho nguồn nước ngầm. Nước được lưu giữ giúp hệ sinh thái phát triển.

    Hạ tầng xanh tại các đô thị có thể thu gom được trên 90% nước chảy tràn trên đường phố, từ đó chuyển hướng nước mưa ra khỏi cơ sở hạ tầng truyền thống (hệ thống cống bê tông cốt thép) và tạo điều kiện để tái sử dụng.

    Các đường phố có bóng mát đòi hỏi các ứng dụng tái tạo bề mặt ít hơn 40% so với đường không có bóng mát. Lát nền bằng vật liệu thấm, sáng màu có thể được sử dụng cho đường phố cấp thấp, bãi đỗ xe, ngõ phố, vỉa hè, sân bãi…, vì vào ban ngày bề mặt hấp thụ nhiệt và bức xạ nó vào ban đêm, nếu sử dụng vật liệu lát nền sáng màu thì có thể làm giảm lượng nhiệt giữ lại, cùng với cây xanh đường phố tạo bóng để giữ mát đường phố, tăng khả năng thấm cho bề mặt. Nhờ đó kết cấu bề mặt ít nứt do biến động nhiệt độ và giảm hiệu ứng đảo nhiệt.

    Cây xanh đô thị có thể kiểm duyệt vi khí hậu tốt hơn bằng cách cung cấp bóng râm, giảm hiệu ứng đảo nhiệt, làm tăng sự thoải mái của người dân và giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Cây cũng cô lập và lưu trữ carbon trong khí quyển, lá của chúng cho phép thoát hơi nước và lọc ô nhiễm từ không khí.

3. Làm thế nào để phát triển hạ tầng xanh?

Một số giải pháp hạ tầng xanh phổ biến được áp dụng tại các nước trên thế giới như:
- Trồng cây và khôi phục vùng đất ngập nước, thay vì xây dựng một nhà máy xử lý nước mới tốn kém.
- Lựa chọn hiệu quả nguồn nước thay vì xây dựng một đập nước mới.
- Khôi phục lại vùng lũ thay vì xây dựng những con đê cao.



- Kết hợp môi trường tự nhiên và hệ thống kỹ thuật để cung cấp nước sạch, bảo tồn các giá trị chức năng của hệ sinh thái, cung cấp các lợi ích cho cộng đồng.
Các giải pháp cơ sở hạ tầng xanh có thể được áp dụng trên các quy mô khác nhau:
      + Ở cấp địa phương, cơ sở hạ tầng xanh bao gồm: Vườn mưa, vỉa hè thấm, mái nhà màu xanh lá cây, cây và hộp cây, và các hệ thống thu nước mưa.
      + Ở quy mô lớn hơn, việc bảo tồn và phục hồi cảnh quan thiên nhiên (như rừng, đồng bằng ngập nước và đất ngập nước) là những thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xanh.
- Tàu điện (MRT)
- Xe buýt nhanh (BRT)
- Xe đạp và các phương tiện cá nhân không sử dụng năng lượng hóa thạch.
- Các loại phương tiện sử dụng khí nén CNG (chi phí chỉ bằng khoảng 50% so với dùng xăng dầu nhưng lại giảm thiểu tới 35% khí hydro carbon, 62% oxide, 9% carbon oxide…thải ra môi trường).
 - Giải pháp đối với thoát nước mưa và các công trình HTKT khác:
- Tăng hệ số thấm bề mặt, cũng có nghĩa là giảm độ che phủ bằng vật liệu cứng: Sử dụng kết cấu mương thoát nước tự nhiên 2 bên đường giao thông (đặc biệt là tại các khu vực dân cư nông thôn, khu du lịch, công nghiệp…)
- Tăng cường bề mặt thấm hút cho công trình giao thông đô thị (vỉa hè, bãi đỗ xe…); Làm chậm dòng chảy, tăng cường thấm hút, bay hơi trong quá trình tập trung dòng chảy nước mặt tại các khu vực xây dựng.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh, mương thoát nước.
- Tăng cường lưu trữ nước mặt: Tạo các hồ nhằm điều hòa lượng nước khi mưa và tái sử dụng nước cho các mục đích sản xuất, hoạt động đô thị (tưới cây, rửa đường). Tận dụng các khu vực trũng, các khu bán ngập để lưu chứa nước mưa tạm thời (tăng cường khả năng giữ nước trên bề mặt khu vực).
- Tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước bằng các hệ sinh thái tự nhiên (cho nước thải sinh hoạt và du lịch).

- Lưu trữ nước mưa để hỗ trợ phục vụ cấp nước (cho các điểm dân cư phân tán cũng như hỗ trợ cho các khu vực đô thị chưa có điều kiện cấp nước tập trung).

- Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo cho các dịch vụ công cộng đặc biệt là chiếu sáng đô thị.

- Ứng dụng các giải pháp kè chống sạt lở xanh như: trồng cỏ “venti-ver” trong các khu dịch vụ du lịch cũng như trong đô thị.

4.    Kết luận

      Sử dụng hạ tầng xanh trong phát triển đô thị là một trong các giải pháp ứng phó với BĐKH, đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của một quốc gia, một ngành hay một lĩnh vực. Có nhiều giải pháp ở nhiều cấp độ khác nhau và theo các quá trình đòi hỏi cả cộng đồng cùng chung tay.

      Vì vậy phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành xây dựng. Giải pháp hạ tầng xanh là thành phần của Đô thị xanh – Đô thị phát triển bền vững.
Nguồn: Phạm Trung Nghị

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia

No comments:

Post a Comment