(LLCT)
- Trước những hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu, một mô hình tăng trưởng mới
- tăng trưởng xanh hay tăng trưởng ít cacbon chú trọng tới sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện
với môi trường đã hình thành. Vì vậy, tăng trưởng xanh đang là xu thế với luật
chơi toàn cầu mới đang được định hình.
Ảnh minh họa by google.com
1. Thực hiện tăng trưởng xanh ở một số nước
trên thế giới
Đến nay, nội hàm về tăng trưởng xanh, nền kinh
tế xanh đã được nhiều tổ chức quốc tế,như:Uỷ ban Liên Hợp quốc về kinh tế và xã
hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP),Chương trình Môi trường Liên
Hợp quốc (UNEP),Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),Cộng đồng châu Âu
(EU)vànhiều quốc gia trên thế giới đề cập và được hiểu ở những khía cạnh khác
nhau. Nhưng có một quan điểm chung nhấtlàtăng trưởng xanh là quá trình tái cơ
cấu hoạt động kinh tế và kết cấu hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các
khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải
khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên, tạo ra ít chất
thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Ở Mỹ,Chính phủ dành khoảng 150 tỷ USD trong
gói kích thích kinh tế 782 tỷ USD để đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế xanh, nhất
là năng lượng mới và tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân...) và đặt mục
tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25%sảnlượng
điện. Nước này đã thành lập Cơ quan triển khai năng lượng sạch (CEDA) thuộc Bộ
Năng lượng, có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy động và giải ngân vốn
đầu tư cho các chương trình năng lượng sạch. Cuối tháng 6-2009, Hạ viện Mỹ
thông qua Dự luật chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm phát thải khí nhà
kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm 2005; áp dụng hạn ngạch khí thải và cho
phép các công ty xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí
thải không dùng hết cho các công ty khác.
Từ năm 2012 - 2025, Mỹ dành 55% tiền thu được
từ mua bán hạn ngạch khí thải cho bảo vệ người tiêu dùng trước tác động tăng
giá nhiên liệu, 19% cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng
sạch.
Cộng đồng châu Âu (EU):Năm 2008, các nước EU
đã thông qua luật bảo vệ môi trường với trọng tâm năm 2020 tăng tỷ trọng sử
dụng năng lượng tái tạo lên 20% và giảm 20% lượng khí nhà kính và đầu tư 0,5%
GDP của EU cho việc thực hiện các mục tiêu nói trên.
Bên cạnh đó, EU còn áp dụng chế độ cấp hạn
ngạch khí thải cho các ngành công nghiệp, theo đó từ năm 2013 trở đi EU bán đấu
giá 60% giấy phép hạn ngạch khí thải trong lĩnh vực năng lượng và đến năm 2020
tất cả các công ty công nghiệp đều phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải (trừ
một số ngành như luyện kim, xi măng, hóa chất...).
Ngoài ra, EU cũng đã ban hành Chiến lược EU
2020 với ba nội dung ưu tiên:
(i) Tăng trưởng thông minh (smart growth):
phát triển kinh tế dựa vào tri thức và nghiên cứu đột phá cải tiến công nghệ.
(ii) Tăng trưởng bền vững (sustainable
growth): thúc đẩy một nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên, xanh hơn và có
khả năng cạnh tranh cao hơn nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm tăng trưởng kinh tế
trong khi giảm lượng tài nguyên và năng lượng sử dụng, giảm phát thải CO2.
(iii) Tăng trưởng toàn diện (inclusive
growth): hướng tới nền kinh tế có tỷ lệ việc làm cao, đồng bộ/gắn kết giữa phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển vùng.
Nhật Bản hướng tới tăng trưởng xanh thông qua
việc ban hành và thực hiện Chiến lược tăng trưởng mới. Chiến lược tăng trưởng
mới của Nhật Bản, lần đầu tiên được phê duyệt vào tháng 12-2009 và sửa đổi vào
tháng 6-2010 đã đưa ra mô hình tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước, đổi mới
và hội nhập kinh tế mạnh hơn vào khu vực châu Á, cũng như phụ thuộc ít hơn vào
đầu tư công vào kết cấu hạ tầng. Chiến lược này tính đến những thách thức của
biến đổi khí hậu và dân số già của Nhật Bản. Chiến lược xác định các lĩnh vực
môi trường và sức khỏe, cùng với việc tăng thời gian giải trí và du lịch, như
các nguồn nhu cầu chủ yếu và là động lực chính của tăng trưởng trong tương lai,
tạo việc làm. Đặc biệt, thúc đẩy “đổi mới xanh” (thí dụ nhưđổi mới trong lĩnh
vực môi trường và năng lượng) để hướng tới nền kinh tế cácbon thấp, là một
trong những chính sách cơ bản của chiến lược này. Xanh hóa hệ thống thuế là một
trong các công cụ được sử dụng để thúc đẩy các sáng kiến xanh. Nội dung cụ thể
của Chiến lược này bao gồm: đầu tư xanh, nghiên cứu và triển khai, kết cấuhạ
tầng, cacbon thấp, công cụ thuế, phối hợp thị trường lao động với chính sách
giáo dục và hợp tác quốc tế. Để giám sát việc thực hiện Chiến lược, Nhật Bản đã
thành lập “Hội đồng xúc tiến Chiến lược tăng trưởng mới” vào tháng 9-2010 do
Thủ tướng Chính phủ đứng đầu.
Đối với Trung Quốc,khủng hoảng tài chính toàn
cầu làm bộc lộ những điểm yếu của mô hình tăng trưởng kinh tế tích tụ sau 30
năm cải cách mở cửa (như cơ cấu kinh tế dựa vào gia công nhưng giá trị gia tăng
không cao, tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng, phụ thuộc bên ngoài về nguyên
liệu, xuất khẩu, mất cân đối nông nghiệp -công
nghiệp - dịch vụ, v.v.), thúc đẩy Trung Quốc tiếp cận tăng trưởng
xanh thông qua việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển năng lượng
tái tạo nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bền vững hơn
trênba hướng chính:
- Hiện đại hóa các ngành, nghề chủ chốt để
tiếp cận công nghệ mới. Trong gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD, Trung Quốc coi
trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ, tái cơ cấu kinh tế, phát triển năng lượng
tái tạo nhằm từng bước hướng tới phát triển xanh, chuyển dần sang mô hình tăng
trưởng sử dụng hiệu quả năng lượng. Trung Quốc đã cơ cấu lại 10 ngành, nghề chủ
chốt (thép, ôtô, xi măng, v.v.) nhằm tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh
tranh, đồng thời bước đầu hiện đại hóa các ngành này để tiếp cận công nghệ
xanh, nhất là các ngành gây nhiều ô nhiễm. Với ôtô, Trung Quốc chuyển hướng
chiến lược sang sản xuất ôtô tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới;
với ngành thép, khống chế sản lượng ở mức 300 triệu tấn/năm, loại
bỏ công nghệ lạc hậu.
- Chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động và
công nghệ trung bình - thấp sang các tỉnh miền Tây và ra nước ngoài.
- Chấn chỉnh các ngành khai thác, tăng cường
nhập khẩu tài nguyên và năng lượng, hạn chế khai thác và sản xuất trong nước
nhằm chủ động ứng phó với các cú sốc năng lượng trong tương lai...Ngoài ra, để
bảo vệ môi trường, Trung Quốc tiến hành quy hoạch lại sử dụng đất đô thị và
nông thôn; sửa Luật Môi trường theo hướng nâng tiêu chuẩn môi trường; quy định
bắt buộc tái chế trong một số ngành.
Hàn Quốc đã từng có mức tăng phát thải khí
cacbon rất cao, 2 lần trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2005. Trước
thực tế đó, để giảm cường độ phát thải khí nhà kính,năm 2008 Chính phủ đã ban
hành Chiến lược tăng trưởng xanh, ít cacbon (2009 - 2050) với tầm nhìn trở
thành nền kinh tế tăng trưởng xanh lớn thứ 7 thế giới vào năm 2020 và thứ 5 về
năng lượng xanh vào năm 2050.
Chiến lược đã xác định 3 mục tiêu hướng tới:
giảm thiểu biến đổi khí hậu và độc lập về năng lượng; tạo ra các động lực mới
cho tăng trưởng kinh tế; cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng vị thế quốc
gia.
Ngày 6-7-2009, Hàn Quốc đã thông qua Kế hoạch
5 năm (2009 - 2013) về tăng trưởng xanh để triển khai thực hiện chiến lược quốc
gia về tăng trưởng xanh. Theo kế hoạch này, 83,6 tỷ USDMỹ (tương đương với 2%
GDP) sẽ được đầu tư cho lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, giao thông bền
vững và phát triển công nghệ xanh. Việc cam kết mạnh mẽ và triển khai tích cực
quá trình chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng “kinh tế nâu” sang mô hình “kinh
tế xanh” của Hàn Quốc có khả năng tạo ra một hiệu ứng tích cực tớilên các nền
kinh tế khác của châu Á cũng như các khu vực khác trên thế giới. Để hiện thực
hóa mục tiêu, Hàn Quốc tập trung vào xây dựng và đổi mới một số nội dung:
- Xây dựng thể chế để thực hiện các nội dung
về tăng trưởng xanh.Hàn Quốc đã ban hành Luật cơ bản về tăng trưởng xanh, ít
các-bon (có hiệu lực từ 14-4-2010); Thành lập Ủy ban quốc gia về tăng trưởng xanh
do Thủ tướng đứng đầu, thành viên là các bộ trưởng; thành lập Viện Nghiên cứu
tăng trưởng xanh toàn cầu(GGGI), mộttổ chức liên chính phủ có mục đích xây dựng
chiến lược tăng trưởng xanh ít cacbon và hỗ trợ các nước thực hiện những chiến
lược này.
- Đổi mới phương thức mua sắm thân thiện với
môi trường (mua sắm xanh). Bên cạnh các chính sách ưu đãi của Chính phủ Hàn
Quốc đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp các doanh nghiệp giảm
thiểu chi phí sản xuất trong giai đoạn đầu. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích
chuyển sang phương thức mua sắm công cộng thân thiện với môi trường. Các chính
sách này tạo động lực thúc đẩy các thị trường liên quan và các doanh nghiệp mới
có thêm nhiều động lực để tham gia thị trường, làm cho thị trường mua sắm thân
thiện ngày càng phát triển. Qua đó người tiêu dùng những sản phẩm tương tự sẽ
biết đến và chuyển sang sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thực hiện quyết tâm trở thành quốc gia đi đầu
thực hiện các chính sách tăng trưởng xanh và vạch ra một chương trình nghị sự
tăng trưởng xanh toàn cầu. Chiến lược hai cấp của Hàn Quốc chú trọng tới việc
đối phó ngắn hạn với khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và chuyển đổi dài
hạn theo hướng tăng trưởng xanh thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ
xanh tập trung xuất khẩu.
Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được sử dụng như
một giải pháp chống lại suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, kế hoạch kích cầu
tập trung vào tăng trưởng xanh, hướng đến tăng trưởng thông qua việc tái cơ cấu
nền kinh tế và tăng cường nền kinh tế, thay đổi kiểu tiêu dùng và sản xuất, tạo
ra nhiều việc làm “xanh” mới và “là bước đệm xanh” mới phục vụ cho ngành công
nghiệp xanh trong tương lai. Gói kích cầu 30,7 tỷ USD được thông quan năm 2009,
với 80% tổng vốn được đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường, bao gồm
các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, xây
dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, sản xuất ôtô thân thiện với môi trường,
mở rộng đường sắt; quản lý nước và chất thải,...
Hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia xanh
hàng đầu thế giới, phát triển công nghệ xanh xuất khẩu, Hàn Quốc chú trọng phối
kết hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm biến những chương
trình xanh thành trợ lực cho phát triển kinh tế. Hàn Quốc lựa chọn kết hợp công
nghệ cao của Nhật Bản với thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo cùng với thị trường
khổng lồ và nguồn ngoại tệ dự trữ dồi dào của Trung Quốc.
Các nước Đông Nam Ácũng đang trong quá trình
xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia...
Như vậy, xu hướng quốc tế trên đây cho thấy
rằng, tăng trưởng xanh đang là xu hướng chủ đạo trong chính sách phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới nhằm vượt qua khủng hoảng kinh tế, giảm sự
lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên vốn đang ngày một cạn kiệt,đồng thờithích ứngvà
góp phầngiảm thiểu biến đổi khí hậu hướng tới sự phát triển bền vững.
2. Việt Nam và bước đầu tăng trưởng xanh
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách
thức lớn về môi trường như chất lượng môi trường đang ngày càng xuống cấp:rừng,
đa dạng sinh học bị tàn phá; tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt và sử
dụng kém hiệu quả; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất
thải ngày một tăng và trở nên bức bối.
Nền kinh tế phát triển theo hướng “nâu hóa”
sau một thời gian dài đã và đang để lại nhiều hệ lụy. Tăng trưởng kinh tế ở mức
tương đối cao nhưng thiếu bền vững; tăng trưởng dựa nhiều vào tài nguyên và vốn
đầu tư, dựa vào khai thác tài nguyên ở cường độ cao; công nghệ lạc hậu, chậm
đổi mới nên đã tiêu hao nhiều năng lượng, nước, nguyên vật liệu, dẫn đến tình
trạng suy kiệt nguồn nước, các loại tài nguyên khoáng sản và môi trường bị
xuống cấp, cường độ sử dụng năng lượng ngày càng tăng và cao hơn mức trung bình
thế giới.
Với nhận thức, tăng trưởng xanh không chỉ là
động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu, mà còn là mô hình và công cụ để
thực hiện phát triển bền vững. Việt Nam đã xác định rõ rằng không có con đường
nào khác ngoài lựa chọn thúc đẩy tăng trưởng xanh. Việt Nam cũng thể hiện quyết
tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng phát triển thân thiện với môi trường.
Năm 2012 Chính phủViệt Namđã ban hành Chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh, và năm 2014 ban hành Chương trình hành động
Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 -2020, với 66 hành
động. Mục tiêu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến, phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng để sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải
khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh với sự cân bằng hai
mục tiêu về kinh tế và môi trường là sự tiệm cận đến phát triển bền vững mà
trong đó ba yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội cần có sự hài hòa. Từ tìm
hiểu vềtăng trưởng xanh ở các nước trên thế giới và từ thực tếViệt Nam,
có thể rút ra các kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất,tăng trưởng xanh trước hết phải gắn
với chuyển đổi cơ cấu kinh tế,trong đó công nghiệp phải gắn với chuỗi. Hiện
nay, định vị chuỗi công nghiệp của Việt Nam không rõ,trong khi phải gắn với
chuỗi công nghiệp toàn cầu mới phát triển được công nghiệp hỗ trợ. Các doanh
nghiệp Việt cần phải tư duy và hành động thiết thực khẳng định mình, hướng tới
việc trở thành đối tác các tập đoàn lớn trên thế giới. Tương tự, cơ cấu lại sản
xuất nông nghiệp theo hướng phát thải thấp (sử dụng hợp lý phân bón, các phụ phẩm
xuất nông nghiệp...),thủy lợi (sử dụng tiết kiệm nước),áp dụng mô hình kết hợp
sản xuất với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phải hướng đến mục tiêu tạo
ra sản phẩm gắn với công nghệ cao, mang đến giá trị gia tăng cao thay vì chỉ
chú trọng vào số lượng cao nhưng năng suất thấp như hiện nay.
Thứ hai,giảm phát thải khí nhà kính thích ứng
với biến đổi khí hậu, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên. Trong đó, cần bảo vệ và khai thác tài nguyên đất, rừng, tài nguyên nước,
sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng... để làm giảm phát thải khí nhà kính.
Thực hiện các giải pháp công nghệ và chính sách, nhất là trong việc sản xuất và
tiêu thụ năng lượng thông qua cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư
Kyoto,với sự giúp đỡ về công nghệ và tài chính từ các nước và các tổ chức quốc
tế.
Thứ ba,thực hiện kích cầu, thúc đẩy sản xuất
và tiêu dùng bền vững. Việc phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững hiện nay
cần có sự chung tay của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cộng đồng và đặc biệt
là các doanh nghiệp. Cụ thể: Xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất và
tiêu dùng bền vững; Nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng đối với sản xuất
và tiêu dùng bền vững; Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và
sản phẩm thân thiện môi trường; Cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu
dùng; Phát triển mua sắm xanh, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm
công, đây là nội dung rất quan trọng mà nhiều quốc gia đã triển khai hiệu quả.
Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng bền vững, các
nhà quản lý, hoạch định chính sách cần xây dựng những “kế hoạch xanh”, không để
lặp lại những công trình hạ tầng kỹ thuật dàn trải,không có hiệu năng kinh tế.
Thứ năm,cải tổ và áp dụng các công cụ thị
trường theo hướng xanh hóa (thuế xanh, ngân sách xanh). Áp dụng chế độ ưu đãi
thuế đối với những doanh nghiệp có hoạt động bảo vệ môi trường.Thuế tài nguyên
được xem như một công cụ quan trọng nhất, đang được áp dụng một cách rộng rãi
và có hiệu quả cao nhất. Đối với thuế tài nguyên, nên áp dụng mức thuế
suất cao hơn nữa đối với loại tài nguyên dạng thô, thuế suất thấp hơn đối với
tài nguyên dạng tinh hoặc đã chế biến.
Thứ sáu, phát triển các ngành kinh tế xanh mũi
nhọn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, thêm việc làm cho xã
hội,tập trung vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt
Nam như phát triển nông nghiệp hữu cơ; phát triển các mô hình kinh tế sinh
thái; phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường, tái chế chất
thải,phát triển du lịch sinh thái; tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng ngập mặn,
chắn sóng, chắn cát.
Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy,hiện có
một số cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp cận theo
từng khu vực của nền kinh tế, hoặc tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực
như sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Tăng trưởng xanh tuy có nhiều cơ hội, nhưng
cũng nhiều thách thức. Đây là một quá trình lâu dài, các cấp, các ngành, doanh
nghiệp cần nhận thức đầy đủ,qua đó thay đổi cách thức sản xuất, tiêu dùng theo
hướng hiệu quả để thực hiện được mục tiêu trong chiến lược tăng trưởng xanh.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận
chính trị số 2-2016
No comments:
Post a Comment