Ngày 28/07/2015 09:43
Một công ty ở thành phố
Portland thuộc tiểu bang Oregon (Hoa Kỳ) đang chuẩn bị sản xuất số lượng lớn
một loại bê tông cách nhiệt mới (BluBloc) và đặc biệt, thay vì sử dụng xốp
(styrofoam) mới, loại bê tông này được làm từ xốp tái chế.
Thành phần bê tông
BluBloc gồm 85% bọt (xốp) polystyrene tái chế và 15% xi măng. Như các loại bê
tông cách nhiệt khác, các khối bê tông sẽ được cài vào nhau để hình thành nên
kết cầu ngoài của tòa nhà. Sau đó, xi măng sẽ được đổ bên trong cốp pha, tạo
thành một cấu trúc liên kết vững chắc, khi đó có thể xử lý tiếp các vấn đề nội
thất và ngoại thất. Bê tông cách nhiệt (ICF) có thể sử dụng cho các tòa nhà,
các trung tâm thương mại, khu dân cư, và bất kể ở quy mô lớn hay nhỏ.
Lợi thế của bê tông ICF
là cải thiện tính năng cách nhiệt và khả năng cách âm, chống thiên tai, ẩm mốc.
Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của sản phẩm này là nó được làm từ xốp có
nguồn gốc dầu mỏ.
Ông Michael Miner, Giám
đốc điều hành của BluBloc cho biết, mỗi năm ước tính có hơn 1200 lượt xe tải
chở chất hữu cơ polystyrene đến khu bãi rác thành phố Portland. Trung bình, để
xây dựng một căn nhà cần sử dụng £2.500 (tương đương hơn 1 tấn) vật liệu
BluBloc.
Bê tông cách nhiệt
BluBloc đã thu hút được sự quan tâm của các kiến trúc sư và được đưa vào sử
dụng trong một số dự án. Theo đánh giá chung của những người sử dụng, BluBloc
có chất lượng ổn định hơn so với một số vật liệu tương tự, có khả năng cách âm
tốt và cho phép linh hoạt trong việc thiết kế định hình.
Trên thực tế, BluBloc tái
chế từ polystyrene vẫn là lựa chọn tốt hơn so với các sản phẩm bê tông cách
nhiệt khác. Tuy nhiên, ông Jordan Palmeri - một nhà khoa học và nghiên cứu
chính sách chương trình xây dựng xanh của tiểu bang Oregon - cảnh báo rằng,
việc kết hợp BluBloc với xi măng không làm cho nó trở thành một vật liệu xây
dựng hoàn toàn bền vững, bởi việc này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và phát
thải nhiều cacbon hơn (cho quá trình sản xuất xi măng) so với các công trình
xây dựng bằng gỗ.
Theo đánh giá của ông,
sản phẩm BluBloc vẫn là một vật liệu xanh so với công trình bê tông thông
thường (cần nhiều năng lượng hơn để sản xuất). Việc tái chế polystyrene cắt
giảm đáng kể các tác động tới môi trường, và nếu có thể sử dụng nó để thay thế
bê tông thông thường thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Theo Green Building Elements
No comments:
Post a Comment